SmartLab Hub

Thiết Bị Phòng Lab Của Bạn!

PHỄU CHIẾC QUẢ LÊ LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA PHỄU CHIẾC QUẢ LÊ

Phễu chiết quả lê là gì? Đây là dụng cụ thủy tinh thường thấy trong các phòng thí nghiệm để tách những chất lỏng có độ hòa tan cùng mật độ khác nhau. Nhằm thu được các thành phần cần thiết cho thí nghiệm và nghiên cứu.

Phễu Chiết Quả Lê Là Gì?

Phễu chiết quả lê hay phễu tách hoặc bình lắng gạn. Đây là một dụng cụ thí nghiệm thường được sản xuất bằng chất liệu thủy tinh. Nó sử dụng trong phòng thí nghiệm dùng để chiết tách các chất lỏng. Trong đó, thành phần chất lỏng là một hỗn hợp chứa hai dung môi bất biến với mật độ khác nhau.

Hình Ảnh Phễu Chiếc Quả Lê

Phễu chiết thủy tinh là một bình thủy tinh hình nón. Nó có thiết kế đầu vào và đầu ra trên dưới. Do có hình dáng gần giống với quả lê nên nó còn gọi là phễu chiết quả lê. Phần trên dụng cụ có nắp nhựa hình lục giác và phần cổ phễu được mài phẳng. Phần dưới của chúng rất hẹp và có một chiếc khóa làm bằng nhựa hoặc thủy tinh mài nhẵn.

Cấu Tạo Chung Của Phễu Chiết Quả Lê

Chúng được thiết kế dạng hình nón với phần trên là bầu và suông nhọn đều như dạng phễu về phần cuối của dụng cụ.
Cuối bầu phễu và đuôi phễu được ngăn cách bằng nút khóa hay còn gọi là van phễu. Nút khóa thường được sản xuất bằng chất liệu là thủy tinh hoặc nhựa PTFE.
Đầu của dụng cụ thường được làm nhám và nút đậy của nó cũng tương tự với nút khóa, làm từ chất liệu thủy tinh hoặc nhựa tùy theo thiết kế sản phẩm.

Công Dụng Của Phễu Chiết Quả Lê Là Gì?

Ứng dụng trong các phương pháp chiết, để tách những chất lỏng có mật độ cùng độ hòa tan khác nhau từ một hỗn hợp ban đầu nhằm mục đích tách những thành phần cần thiết cho quá trình phân tích, thí nghiệm. Với dụng cụ này, người thực hiện thí nghiệm có thể nhanh chóng thu được các chất cần để phân tích và thí nghiệm. Đồng thời loại bỏ đi các thành phần phụ không cần thiết. Với thiết kế phần đầu khá rộng cho phép dễ dàng trong thực hiện thao tác lắc và trộn. Có phần nắp bên trên giúp thoải mái tiến hành các thao tác mà không sợ chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài môi trường.

hình ảnh phễu chiếc quả lê
Hình Ảnh Phễu Chiếc Quả Lê

Khi hai hay nhiều dung môi trong cùng một hỗn hợp không thể hòa tan và trộn lẫn với nhau. Dung môi sẽ tách thành hai lớp. Lỗ thông hơi tại đáy bình có thể đóng mở, giúp dung môi riêng lẻ chảy xuống và tách ra khỏi hợp chất ban đầu. Phần đáy của dụng cụ được thiết kế rất nhỏ hẹp dẫn đến phần đầu khóa vòi. Giúp cho việc tách chất lỏng đảm bảo độ chính xác tới mức cao nhất, dung sai không đáng kể.

Phần khóa được thiết kế ở phần cuống đuôi cho phép thực hiện dễ dàng các thao tác mở cho dung môi chảy xuống và đóng khi dung môi cần tách đã chảy xuống hết một cách chính xác và nhanh gọn.
Đặc biệt, phễu chiết được làm bằng chất liệu thủy tinh nên chịu nhiệt cùng tính ăn mòn cao. Đồng thời được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của dụng cụ hỗ trợ trong phòng thí nghiệm. Nên sản phẩm làm ra có độ bền và độ chính xác rất cao. Vá nó hỗ trợ cho các thí nghiệm phân tích hóa – sinh đạt kết quả tốt nhất.

Lưu Ý Quy Tắc Khi Sử Dụng Phễu Chiết Quả Lê

1. Nguyên tắc Chung Khi Sử Dụng

Không được để nước nóng vào trong sản phẩm
Không cho dung dịch kiềm, axit đậm đặc vào các loại phễu thủy tinh mỏng
Đối với loại phễu có nút đậy, khóa nhám cần bôi vazolin trước khi sử dụng và lót giấy, buộc dây hoặc đánh số trong bảo quản để tránh xảy ra nhầm lẫn.
Đối với phễu thủy tinh, khi dùng cần đặt phễu trong vòng sắt kẹp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như bình tam giác, bình cầu, chai, lọ,…
Chú ý tránh để chất lỏng bị bắn ra bên ngoài khi rót chất lỏng
Không đổ chất lỏng quá đầy phễu vì sẽ làm phễu bị nghiêng và chất lỏng bị tràn ra ngoài.
Chất lỏng và miệng giấy lọc cách nhau tối thiểu 1cm
Nên để dụng cụ này trên tủ, kệ riêng để tránh va chạm gây đổ vỡ, hư hỏng
Với những loại không sử dụng cần được khử trùng sạch sẽ, bỏ vào thùng rác chứa vật sắc nhọn

hình ảnh phễu chiếc quả lê
Hình Ảnh Phễu Chiếc Quả Lê

2. Rủi Ro Khi Dùng Phễu Chiết Quả Lê Và Biện Pháp Khắc Phục

Rủi ro lớn nhất khi sử dụng sản phẩm này là việc tích tụ áp suất. Khi hòa tan các dung dịch xảy ra phản ứng khí hay có sự thay đổi về tính chất hóa học thì áp suất sẽ tích tụ lại.
Để giải quyết tình trạng này, người thực hiện có thể thường xuyên mở nắp đậy phễu chiết trong lúc đang trộn dung dịch và lưu ý không để cho đầu phễu tiếp xúc với da khi thực hiện mở nắp.

One thought on “PHỄU CHIẾC QUẢ LÊ LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA PHỄU CHIẾC QUẢ LÊ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *